Bệnh suy tim khiến cho cơ thể mệt mỏi. Khi bệnh suy tim tiến triển nặng hơn, người bệnh cũng có thể gặp triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở và phù vùng bụng, chân. Vậy phải làm thế nào để ngăn ngừa bệnh suy tim tiến triển nặng hơn? Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh suy tim tiến triển?
Máu có vai trò nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể con người và làm sạch các chất thải ở các tế bào. Nhiệm vụ của trái tim là co bóp để bơm máu tới mọi tế bào.
Khi con người mắc phải chứng suy tim sẽ sảy ra tình trạng tim không thể bơm máu một cách hiệu quả để đáp các ứng nhu cầu về máu của cơ thể con người. Điều này sẽ khiến cho các mô và các bộ phận không được nhận đầy đủ dinh dưỡng và các chất dịch lại tích tụ ở trong phổi và mô, gây ra hiện tượng phù.
Bạn đừng quá lo lắng mà hoàn toàn có thể làm chậm sự phát triển của bệnh suy tim, cải thiện sức khỏe bản thân cũng như chất lượng cuộc sống bằng các cách sau đây:
6 bước ngăn ngừa bệnh suy tim tiến triển nặng hơn
1. Uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sỹ
Đa số những người mắc phải bệnh suy tim đều cần có một phác đồ điều trị bao gồm 3 loại thuốc, trong đó loại thuốc lợi tiểu để làm giảm bớt tình trạng tích nước trong cơ thể con người. Bạn có thể hỏi bác sỹ chi tiết hơn về các loại thuốc mà bác sỹ yêu cầu bạn sử dụng.
2. Thường xuyên theo dõi chỉ số cân nặng
Lượng chất dịch lỏng dư thừa bị tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể khiến cho cân nặng của bạn cũng tăng theo, dù cho bạn có ăn rất ít chất béo và calorie. Vì thế, bạn nên thường xuyên kiểm tra cân nặng của mình mỗi ngày vào cùng một thời điểm, thời điểm kiểm tra lý tưởng nhất là trước khi ăn sáng và sau khi đi tiểu tiện.
Nếu như cân nặng tăng bất thường (dao động khoảng trên 1kg mỗi ngày hoặc là trên 2kg mỗi tuần), bạn nên đi khám nội khoa ngay vì đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bệnh suy tim của bạn đang diễn biến theo chiều hướng xấu.
3. Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách: hạn chế ăn muối, chỉ nên ăn nhiều nhất khoảng 2gr muối/ngày vì thành phần natri có trong muối làm tăng huyết áp, gây hại cho thành mạch và khiến cho trái tim của bạn phải làm việc cực nhọc hơn để bơm máu tới các tế bào.
Không chỉ vậy, natri còn làm cho lượng chất lỏng tích tụ trong cơ thể tăng nên. Cả hai tác hại này đều cực kỳ bất lợi cho bệnh suy tim.
Bạn có thể thay muối natri bằng các loại muối kali để vẫn giữ hương vị cho món ăn mà không làm hại cho hệ tim mạch. Ngoài ra, mỗi ngày bạn chỉ nên nạp nhiều nhất là 2lít chất lỏng vào cơ thể. Nếu như thực hiện tốt những lời khuyên trên, bạn có thể giảm các liều thuốc lợi tiểu.
4. “Lắng nghe” cơ thể
Với bất kỳ một triệu chứng lạ nào xuất hiện trên cơ thể, bạn đều phải thông báo ngay cho bác sỹ. Các dấu hiệu như: tim đập nhanh, khó thở nặng, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu, hoặc thay đổi cân nặng đột ngột… Tất cả đều là những dấu hiệu báo động đỏ cho sức khỏe của bạn.
5. Kiểm soát huyết áp
Khi mắc phải bệnh suy tim, nhiều người thường quá chăm lo cho trái tim mà quên mất rằng mình có thể mình có thể bị mắc các bệnh khác.
Vì thế, đừng nên bỏ quên việc chăm sóc sức khỏe tổng thể, ít nhất là chỉ số huyết áp. Tăng huyết áp chính là nguyên nhân khiến bệnh suy tim tiến triển nặng hơn.
6. Tập thể dục thường xuyên
Việc tập luyện thể dục được coi là giải pháp ưu tiên để phòng chống suy tim tiến triển nặng hơn, bởi vì: Tập thể dục sẽ làm tăng hoạt động của tim, khiến cho máu và oxy được bơm đi hiệu quả hơn;
Việc tập luyện thể dục còn đóng vai trò là một hệ thống cảnh báo sớm, chẳng hạn, bạn đột nhiên thấy khó thở khi đang tập những động tác đơn giản, khi đó bạn cần gọi bác sỹ ngay.