Thời tiết thất thường hay thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh thời tiết. Trong đó có bệnh dị ứng thời tiết. Bệnh này không chừa một ai dù bạn khỏe mạnh hay ốm yếu. Nó thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. Và thường gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt cho người bệnh. Những nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh này là gì. Cách điều trị tại nhà và phòng tránh căn bệnh này ra sao, bạn đã biết chưa. Nếu chưa biết hãy cùng benhthuonggap.com.vn tìm hiểu trong bài viết này.
Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết
Đã có không ít người nghĩ rằng chỉ mùa lạnh mới thường bị bệnh này. Mùa đông, không khí hanh khô khiến da của những người mẫn cảm trở nên khô và hiện tượng dị ứng bắt đầu xuất hiện. Những ngày gặp mưa gió thì một số người vẫn có thể bị dị ứng thời tiết vì cơ địa mẫn cảm, ứ đọng độc tố hoặc gặp các bệnh lý khác nữa.
Tuy nhiên ngay cả mùa nóng cũng vẫn có thể mắc bệnh. Thời tiết nóng bức, cơ thể ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Hơn nữa, nhiệt độ dễ dàng tấn công vào cơ thể gây nóng rồi phát tán qua da và làm bệnh dị ứng thời tiết càng nặng hơn.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết
Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh này là phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa. Chúng thường xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, cổ, mặt,… Bên cạnh đó, nhiều người còn có thể bị hắt hơi, sổ mũi, đôi khi là đau đầu do viêm mũi.
Dị ứng thời tiết hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nổi mề đay cấp tính, tụt huyết áp nhanh và khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Điều trị dị ứng thời tiết tại nhà
Trường hợp vẫn bị nhẹ, bạn có thể dùng một số mẹo sau đây:
- Thoa bột khoai tây lên vùng da dị ứng trong vòng 20 phút, lặp lại hai lần mỗi ngày là bệnh sẽ thuyên giảm.
- Dùng chanh, mật ong pha với một chút nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng trong một vài tháng. Cách làm này giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó sẽ ít bị bệnh hơn.
- Uống trà xanh hay nước ép trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Khi bị dị ứng thời tiết, nên hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa. Tuyệt đối không hút thuốc lá cũng như uống đồ uống có cồn vì có thể kích thích tình trạng di ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Những triệu chứng như phát ban, viêm mũi ngày càng nặng thì bạn nên tới nay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phòng ngừa dị ứng thời tiết
Để phòng tránh dị ứng thời tiết, bạn nên:
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, vật nuôi.
- Giữ cho nhiệt độ cơ thể được ổn định và ăn thêm nhiều rau xanh, uống nước đầy đủ.
- Bổ sung vitamin cũng sẽ giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng, qua đó giúp cơ thể không bị dị ứng thời tiết.
- Khi trời nắng nóng, bạn nên tránh hoạt động trong một thời gian dài dưới nắng. Về mùa đông thì nên giữ ấm đầu và mặc ấm cho cơ thể.
Với những người có cơ địa dễ dị ứng thì nên tránh những nơi ồn ào, đông người. Có thể dẫn tới các triệu chứng của dị ứng thời tiết như hạ huyết áp và đau đầu.
Dị ứng thời tiết là một căn bệnh thường gặp, không chừa bất kỳ ai. Nó không chỉ khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nếu thấy các triệu chứng nặng dần của bệnh thì bạn phải tới ngay bác sĩ để có cách chữa kịp thời, hiệu quả nhất.