Bệnh viêm tai giữa là tình trạng bị viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ, xương chũm (xương nằm sau màng nhĩ) và thường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể bị nhiễm trùng hoặc vô trùng. Trên thực tế bệnh này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy là bệnh thường gặp phổ biến nhưng có nhiều người vẫn chưa biết bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không. Hãy tìm hiểu câu hỏi này trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa?
Ở trẻ em chủ yếu là do cấu tạo vòi nhĩ lúc này phát triển chưa đầy đủ, kích thước ngắn. Các loại vi khuẩn, dịch tiết ở họng, mũi dễ lan đến tai và gây bệnh. Ngoài ra, những bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi… ở trẻ em cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Với người lớn, bệnh này hình thành do cách vệ sinh tai chưa đúng cách. Những thói quen như dùng vật nhọn để ngoáy và khiến vùng tai giữa bị tổn thương; Hoặc do bị nhiễm khuẩn từ một số bệnh khác như viêm tai ngoài, viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi… Đặc biệt, ở những người thường phải làm việc trong môi trường bụi bẩn, sinh hoạt ở nguồn nước không đảm bảo, hay bị nước vào tai khi đi bơi,… Chỉ là những thói quen sinh hoạt những có thể là nguyên nhân gây viêm tai giữa mà bạn không ngờ tới.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa
Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường biểu hiện là sốt cao từ 39 đến 40 độ C. Cùng với đó trẻ sẽ có các biểu hiện như thường xuyên quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, hay kéo, giật tai. Khả năng thính giác cũng sẽ bị giảm sút, các bé sẽ không có phản ứng nhanh với những âm thanh xung quanh.
Biểu hiện bệnh ở người lớn có nhiều dấu hiệu như:
Đau tai: đây là dấu hiệu đặc trưng và thường thấy nhất ở những người bị viêm tai giữa. Cảm giác đau tai sẽ xuất hiện nhiều lần trong ngày, đôi khi có cảm giác nhói, giật giật bên tai. Tình trạng đau có thể lan lên đầu, làm tai tê cứng, sờ vào cảm thấy nóng, hơi sưng.
Ù tai: thường xuất hiện không nhiều, người bệnh sẽ cảm thấy trong tai có các tiếng ù ù, ong ong như tiếng gió thổi, nhiều nhất là sau khi hắt hơi, hắt xì, xì mũi.
Giảm thính lực: Vùng tai giữa có các dịch mủ, chúng sẽ che khuất đường truyền của âm thanh nên người bị viêm tai giữa sẽ có cảm giác khó nghe. Triệu chứng này thường chỉ xảy ra ở 1 bên tai.
Chảy dịch mủ tai: Dịch mủ trong tai sẽ rỉ, chảy ra bên ngoài theo từng đợt hoặc theo ngày, nhất là khi thời tiết thay đổi. Dịch mủ có màu vàng, trong trường hợp viêm tai xương chũm thì mủ sẽ có mùi khó chịu.
Nếu phát hiện những dấu hiệu trên bạn nên đi khám để chắc chắn tình trạng bệnh của mình để có hướng điều trị kịp thời.
Bệnh viêm tai giữa và những biến chứng nguy hiểm?
Trường hợp không được chữa trị sớm, người bệnh có thể bị viêm xương chũm, xuất ngoại mủ, viêm màng não và nguy hiểm nhất là áp xe não dẫn đến tử vong.
Khiếm thính: Dịch mủ tích tụ quá nhiều trong tai sẽ tạo nên một áp lực lớn đối với màng nhĩ. Nếu màng nhĩ không chống đỡi nổi thì sẽ dẫn đến tình trạng rách, thủng màng nhĩ và lúc này dịch mủ sẽ chảy, tràn ra ngoài. Người bệnh viêm tai giữa sẽ có cảm giác khó nghe, nặng hơn sẽ bị điếc hoàn toàn.
Tử vong: Biến chứng nguy hiểm này rất ít người nghĩ đến nhưng hoàn toàn là có thể. Vi khuẩn có thể ăn ra phía tai ngoài và gây rò xuất ngoại vùng rãnh sau tai. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn trong dịch mủ sẽ xâm nhập và tấn công vào xương chũm (một phần xương thái dương và xương sọ ngay sau tai). Nặng hơn sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.
Chậm nói: Biến chứng này chỉ xảy ra ở trẻ em. Do các bé bị giảm thính lực, không nghe được âm thanh bên ngoài nên dẫn đến tình trạng chậm nói, khó nói.
Qua những chia sẻ trên đây hi vọng bạn đã hiểu được về những nguyên nhân, dấu hiệu gây bệnh. Từ đó có câu trả lời rằng bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không. Thực tế bệnh này hoàn toàn có thể gây tử vong. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời phòng trường hợp xấu nhất.