Làm sao để biết trẻ sơ sinh bị tinh hoàn ẩn

Việc kiểm tra bộ phận sinh dục của con là việc mà nhiều bà mẹ bỏ qua vì cho rằng của bố tốt thì của con kiểu gì cũng tốt. Song hiện tượng tinh hoàn ẩn có thể xảy ra với bé bất cứ lúc nào nhé.

Tinh hoàn ẩn là gì?

Theo số liệu thống kê có khoảng 30% bé sinh non bị tinh hoàn ẩn, với trẻ sinh đủ tháng thì con số này giảm hơn chỉ khoảng 3-4%. Thực tế cho thấy hầu hết các bà mẹ đều chủ quan và không xem trọng vấn đề này, kết quả là khi phát hiện thì đã muộn.

Ở tuần lễ thứ 7, bé trai đã có sự biệt hóa tinh hoàn ổ bụng trước khi chào đời. Tinh hoàn sẽ di chuyển ở ổ bụng xuyên qua thành bụng ở vùng bẹn và vào vị trí bình thưởng là bỉu. Song nếu trong quá trình di chuyển gặp vấn đề thì tinh hoàn sẽ nằm lại đâu đó.

Căn bệnh trẻ em này gặp nhiều ở trẻ sơ sinh dưới 6 tuổi, trẻ thiếu tháng, thiếu cân.

Việc phát hiện tinh hoàn ẩn muộn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Tinh hoàn ẩn nếu phát hiện muộn thì nguy cơ vô sinh càng cao. Do đó, trẻ cần điều trị trước 2 tuổi để khả năng sinh sản không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, sau khi sinh các mẹ cần kiểm tra cho bé và có kể hoạch theo dõi, điều trị kịp thời nếu tinh hoàn của trẻ có vấn đề.

Ngoài ra, những người bị tinh hoàn ẩn có nguy cơ ung thư gấp 10 lần so với người bình thường. Đồng thời căn bệnh này cũng có thể gây nên các biến chứng như xoắn vặn tinh hoàn, chấn thương vỡ tinh hoàn ẩn.

Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng cần thiết.

Cách điều trị tinh hoàn ẩn

Thông thường, trường hợp bé bị tinh hoàn ẩn thì tinh hoàn có thể tự xuống sau khoảng 3 tháng. Và sau 1 năm thì tinh hoàn không xuống được nữa, lúc đó trẻ cần được theo dõi chu đáo.

Trường hợp sau 1 năm mà tinh hoàn ẩn của trẻ không xuống thì trẻ sẽ được tiến hành điều trị nôi khoa. Quá trình điều trị 3-6 tháng không hiệu quả, trẻ sẽ được can thiệt ngoại khoa để đảm bảo khả năng sinh sản sau này.

Làm sao để biết trẻ bị tinh hoàn ẩn

Để nhận biết trẻ bị tinh hoàn ẩn cũng khá đơn giản, mẹ chỉ cần massage nhẹ ở cơ quan sinh dục của trẻ nếu:

  • Bìu của bé khi đừng mà không thấy tinh hoàn
  • Sờ lên vùng bẹn bé khi nằm có thể thấy một khối cộm nhỏ di động.
  • Sưng, đỏ
  • Khi sờ bé sẽ thấy đau và không cho sờ.
  • Trẻ hay quấy khóc.
  • Trẻ bị đau thắt dữ dội vùng tinh hoàn ẩn.

Nên tốt nhất các mẹ cần kiểm tra sức khỏe tổng thể cho con để sớm phát hiện ra những biểu hiện lạ.

Chuyên mục: Bệnh trẻ em

Tags: ,