Sự phát triển chiều cao của con chịu tác động của nhiếu yếu tố khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu những yếu tố này để từ đó tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện.
Gen di truyền
Yếu tố di truyền là điều khá quan trọng quyết định đến sự phát triển chiều cao của con. Để tính được chiều cao trung bình theo gen di truyền, các mẹ thứ áp dụng công thức sau:
- Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2
- Chiều cao con gái = ((chiều cao bố – 15cm) + chiều cao mẹ) / 2
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là các ông bố bà mẹ có chiều cao khiêm tốn thì con mình cũng sẽ như thế. Bởi chiều cao của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể nếu có chế độ ăn uống cũng như tập thể thao hợp lý.
Giới tính
Về mặt bằng chung thì con trai thường sẽ cao hơn con gái. Con gái thường phát triển ngay khi bước vào giai đoạn dậy thì song con trai thì phải cuối giai đoạn dậy thì mới thực sự phát triển. Do đó, so với con gái con trai thường có thêm khoảng thời gian 2 năm để phát triển bình thường của một đứa trẻ trước khi bước vào giai đoạn phát triển chính. Vì vậy, khi trưởng thành con trai thường cao hơn con gái khoảng 13 cm.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới sự phát triển chiều cao của bé. Nên các bậc cha mẹ đừng quên bổ sung vitamin D, sắt, canxi, kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
Song bạn cũng nên lưu ý tùy vào độ tuổi khác nhau mà có chế độ ăn phù hợp cho bé bởi ít quá trẻ không thể phát triển toàn diện song nhiều quá lại gây nên tình trạng béo phì.
Thế dục thể chất
Sụn xương chính là yếu tố hình thành nên chiều cao của bé. Do đó, để xương khỏe mạnh thì việc tập thể dục, thể thao là vô cùng cần thiết. Các mẹ hãy khuyến khích bé vận động cũng như tập thể dục thế thao thay vì ngồi ì một chỗ và chơi điện tử. Với những bé nhỏ thì chỉ cần những động tác đơn giản như duỗi chân hay đứng lên, ngồi xuống,… để kích thích sự co giãn và lớn lên của hệ thống xương. Khi trẻ ở độ tuổi 5-6 thì mới cho bé tập những môn thể thao như bơi lội, nhảy dây, bóng rổ,…
Bên cạnh việc phát triển chiều cao, tập thể dục thể thao còn giúp cho bé có được sức khỏe tốt, sự dẻo, dai, nhanh nhẹn. Do đó, hãy tạo điều kiện để trẻ vận động ít nhất một giờ mỗi ngày.
Sức khỏe
Thực tế cho thấy có rất nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Đó là những căn bệnh về rối loạn nội tiết như bệnh tuyến giáp, hội chứng Down, hội chứng Turnur… Nếu bạn chú ý quan sát trong thời gian dài sẽ thấy chiều cao của bé mắc bệnh sẽ thấp hơn những bé có cơ thể bình thường khoảng 10% tùy theo độ tuổi.
Môi trường xã hội
Yếu tố môi trường xã hội ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, thực phẩm không đảm bảo an toàn và chất lượng chăm sóc kém.
Hi vọng với bài viết này các bậc phụ huynh đã hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ để tự đó tạo cho con môi trường sống tốt nhất.