Trẻ nhỏ bị kiết lỵ: Tác hại và cách đối phó

Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa nhất là bệnh kiết lỵ bởi hệ miễn dịch của trẻ yếu hơn so với người lớn. Bệnh gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị kịp thời Vậy tác hại và cách đối phó khi trẻ bị kiết lỵ như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

tre-nho-bi-kiet-ly-tac-hai-va-cach-doi-pho-1

1/ Bệnh kiết lỵ như thế nào?

Kiết lỵ là tình trạng trẻ nhỏ bị nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hay còn gọi là lỵ amibe gây ra. Ngoài ra, cũng có thể trường hợp trẻ bị kiết lỵ do vi khuẩn Shigella loại này gọi là lỵ trực trùng. Trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều, phân lỏng.

– Bệnh lỵ trực trùng

Các mẹ có thể nhận biết với các triệu chứng diễn ra một cách ồ ạt như sốt cao, chán ăn, đau bụng quanh rốn, đi ngoài phân lỏng chỉ toàn chất nhầy lẫn máu. Cơ thể bị mất nước và mệt mỏi do một ngày đi ngoài quá 10 lần.

– Bệnh lỵ amibe

Loại bệnh này các triệu chứng khó nhận ra hơn, bởi các triệu chứng của bệnh thường gắp xảy ra không rõ ràng mà chỉ diễn ra một cách âm ỉ. Khi bị bệnh, cơ thể chỉ sốt nhẹ, mót rặn,  đau bụng, đi ngoài phân lỏng sau chuyển sang nhầy có máu.

2/ Tác hại của bệnh kiết lỵ

– Khi trẻ bị kiết lỵ sẽ cảm thấy mót rặn, rặn nhiều dẫn đến sa hậu môn và đây cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ.

Trẻ nhỏ khi bị kiết lỵ, đi ngoài nhiều khiến cho cơ thể mất nước nhiều và cơ thể mệt mỏi.

– Đi ngoài nhiều cũng khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng gây ra viêm da dây thần kinh.

tre-nho-bi-kiet-ly-tac-hai-va-cach-doi-pho-2

– Gây ra hiện tượng viêm khớp và để lại di chứng teo cơ rất nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của trẻ nhỏ.

–  Bé dễ mắc hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt sau khi bị kiết lỵ.

– Nguy hiểm hơn bệnh có thể gây thủng ruột, lồng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa.

3/ Xử lý thế nào khi trẻ bị kiết lỵ

– Ngay khi thấy trẻ đi ngoài nhiều, phân có chất nhầy kèm theo máu, bố mẹ nên đưa trẻ đi đến cơ sở gần nhất để thăm khám. Việc điều trị sớm hạn chế việc mất nước cho trẻ.

– Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc hoặc sử dụng ác mẹo dân gian.

– Khi trẻ bị đi ngoài nhiều mẹ nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, loãng, ăn mỗi lần một ít và chia làm nhiều lần ăn. Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ sẽ gây ra hiện tượng kích thích đường ruột làm bé đi ngoài nặng hơn.

– Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đẩy lùi bệnh trẻ em một cách nhanh nhất.

Chuyên mục: Bệnh trẻ em

Tags: