Xử lý đúng cách tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em.

Tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em khá phổ biến, đây là hành động vô thức của các em lúc ngủ. Vậy làm sao để xử lý được tình huống này một cách tốt nhất sẽ được Bệnh Thường Gặp giải đáp trong nội dung dưới đây. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thì nghiến răng là một biểu hiện tình trạng sức khỏe của trẻ có vấn đề, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này nên cần được xử lý đúng cách.

Làm gì nếu gặp trẻ nghiến răng khi ngủ?

Các bác sĩ nhi khoa cho răng hầu như nguyên nhân gây nên tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ là do ăn nhiều đường hay bị nhiễm giun. Tuy nhiên ở mỗi đứa trẻ nghiễn răng do nguyên nhân khác nhau gây ra ví dụ như trẻ bị căng thẳng vào ban ngày, bị căng mắt, thay đổi hormon, gắng sức quá, răng trên và răng dưới bị sai khớp cắn, hoặc do nhiễm trùng xoang,…

Khi trẻ tức giận hay bị đau, thát vọng về điều gì đó, lúc ban đêm đi ngủ có thể xảy ra tình trạng nghiến răng. Nếu bố mẹ thấy con mình có biểu hiện này không nên coi nhẹ đó là thói quen bình thường mà cần phải chữa trị vì đây cũng được coi là một bệnh lý ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Nghiến răng khi ngủ ở trẻ là một dấu hiệu cho thấy có vấn đề không tốt xảy ra với trẻ, cha mẹ cần quan tâm và giúp đỡ con giải quyết khó khăn đó. Bé có thể bị sợ hãi, tức giận, bị bạn bắt nạt và thậm chí bé có thể bị lạm dụng tình dục, hãy tìm hiểu nguyên nhân và giúp bé khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Đôi khi nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng ở trẻ có thể từ chính bố mẹ, lúc bạn cáu nóng giận và quát nạt trẻ làm cho bé sợ hãi hoặc căng thẳng nên dẫn tới tính trạng này. Vì vậy bố mẹ cần luôn kiểm soát tốt tâm trạng của mình, hãy nói chuyện với bé để tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân và xem bé bị căng thẳng không. Luôn mang tới cho trẻ cảm giác an tâm để có một giấc ngủ thật ngon mỗi ngày.

Nghiến răng ngoài gây tác hại tới tâm lý còn gây ra những tác động tiêu cực về mặt cơ học, răng của trẻ sẽ bị yếu, dễ lung lay và mòn lớp men bên ngoài. Khi tình trạng nghiến răng kéo dài có thể làm lệch khớp cắn giữa hai hàm răng trên dưới, ảnh hưởng tới sự phát triển xương hàm của trẻ, từ đó tác động tới thẩm mỹ khuôn mặt.

Để phát hiện nghiến răng khi ngủ ở trẻ thì cha mẹ có thể kiểm tra các vết mài mòn trên bề răng, hãy đưa trẻ đến nha sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất. Biện pháp tạm thời để chống nghiến răng là đeo máng nhựa mềm vào miệng trẻ lúc đi ngủ để tránh cho răng không hao mòn. Biện pháp lâu dài chính là tháo dỡ nguyên nhân gây nên nghiến răng ở trẻ mới chữa được dứt điểm.

Chuyên mục: Bệnh trẻ em